Chip logo

Bắt đầu với Google Analytics cho Ecommerce

Google Analytics for ecommerce

Google Analytics cung cấp những thông tin cụ thể và có liên quan về hiệu quả trang của bạn. Việc này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đừng lo nhé! Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết để bắt đầu với Google Analytics (GA) cho store Chip

Tại sao nên sử dụng Google Analytics? 

Có cả ngàn lý do, nhưng đây là 3 lý do lớn nhất:

  • Để hiểu rõ khách hàng – Hiểu về hành vi khách hàng trên store sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tối ưu hoá thật đúng đắn. GA sẽ cho bạn biết các thông tin: 
    • Traffic (Lượng truy cập) tới trang của bạn từ đâu
    • Người ghé trang sẽ làm những gì trên trang của bạn
    • Người ghé trang trở thành khách mua hàng như thế nào
  • Hoàn toàn miễn phí – Bạn không đọc nhầm đâu! GA hoàn toàn miễn phí. Sau khi mã tracking được gắn vào store Chip, GA sẽ tự động track các dữ liệu của bạn.
  • Để tận dụng những sản phẩm được quảng cáo khác – Bạn có thể phát triển store bằng cách tích hợp Analytics với các sản phẩm khác trên Google.

Kết nối Google Analytics với store Chip 

Việc này đơn giản hơn bạn nghĩ đó. Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản, và tìm Tracking ID:

  1. Tới tab Admin ở góc dưới bên trái trên GA dashboard.
  2. Đảm bảo bạn đã chọn đúng tài khoản và property, và nhấn Tracking Info.
  3. Giờ bạn đã có thể xem được Tracking Code (Mã tracking).
  4. Tới Settings của Custom Domain.
  5. Kéo xuống phần Conversion Tracking ID tại ô Google Analytics.

Đừng quên: Mã này là của riêng trang của bạn; đừng chia sẻ công khai với ai khác nhé. 

Test Tracking ID

Để chắc chắn mã đang hoạt động: Mở store ở trình duyệt khác hoặc sử dụng cửa sổ ẩn danh. Cùng lúc đó, vào Google Analytics và tới phần Realtime > Overview.

Nếu nó đã được cài đặt đúng cách, bạn sẽ thấy một cái gì đó như sau:

Google Analytics installation

Giải thích Google Analytics Goal

Goal (Mục tiêu) thể hiện một hành động đã hoàn thành và có đóng góp vào sự thành công của store - trong trường hợp này chính là purchase (lượt mua hàng). Chúng sẽ giúp bạn đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu đặt ra của trang web. Nếu không có thông tin này, việc đánh giá hiệu của của trang sẽ rất khó khăn đó!

Goal được cài đặt cho bước view (xem trang) và áp dụng cho một số trang hoặc màn hình cụ thể được khách ghé. Mỗi goal đều có thể có giá trị tiền tệ để bạn có thể theo dõi những chuyển đổi đó đáng giá bao nhiêu với doanh nghiệp. Dưới đây là 4 loại goal:   

Goal Type (Loại mục tiêu)Mô tả + Ví dụ
Destination (Điểm đến)Tải một trang cụ thểVí dụ : Trang listing/campaign
Duration (Khoảng thời gian)Một session kéo dài trong một khoảng thời gian nhất địnhVí dụ: Dành 10 phút hoặc hơn trên store của bạn
Pages/Screens per session (Số trang hoặc màn hình mỗi lần ghé)Khách ghé trang xem một số lượng trang hoặc màn hình cụ thể Ví dụ: 5 trang campaign đã được tải
Event (Sự kiện)Hành vi xác định Event được kích hoạtVí dụ: Khách hàng nhấn vào quảng cáo listing của bạn

Khi khách ghé trang của bạn thực hiện một goal, Analytics sẽ ghi nhận dữ liệu này như một conversion (chuyển đổi) và thể hiện trên report để bạn có thể xem lại. 

Tổng quan về báo cáo

Khi bạn đã cài đặt goal (mục tiêu), bạn có thể xem 5 loại báo cáo để theo dõi những goal này. Chúng nằm ở bảng điều khiển phía bên trái dashboard và bao gồm những loại sau: 

  • Realtime (Thời gian thực) – Giống với tên gọi, báo cáo này thể hiện dữ liệu người dùng đang khám phá và sử dụng store của bạn vào ngay tại thời điểm đó.
  • Audience (Khách hàng) – Tìm hiểu thêm về hành vi khách ghé trang bằng cách kiểm tra xem đã có bao nhiêu người dùng và session trên trang của bạn, những trang nào người dùng đã ghé, và xem xét thông tin chi tiết về demographic (nhân khẩu học) của niche bạn chọn. 
  • Acquisition (Nguồn khách hàng) – Báo cáo chi tiết thể hiện khách ghé trang của bạn đến từ đâu, qua kênh đã trả phí hoặc không trả phí.
  • Behavior (Hành vi) – Chia sẻ những thông tin chi tiết về hành vi như page views (số lượt xem trang), session duration (thời gian xem trang), và bounce rate (tỷ lệ thoát). Những yếu tố này sẽ cho bạn biết trang nào thu hút sự chú ý của khách hàng nhất và rất hữu dụng khi bạn đang tìm kiếm sản phẩm mới để bán.
  • Conversions (Chuyển đổi) – Cho bạn biết cách khách ghé trang “chuyển đổi”, hoặc trong trường hợp này là mua hàng trên store của bạn.

Chọn khoảng thời gian bạn muốn phân tích và tìm tòi tất cả thông tin và chỉ số bạn tìm thấy nhé!

Tìm hiểu về Dimensions và Metrics

Hai yếu tố này chính là xương sống của GA. Tất cả báo cáo của Google Analytics đều dựa trên hai yếu tố này:

  • Dimensions (Thứ nguyên) = Thuộc tính của dữ liệu
  • Metrics (Chỉ số) = Dữ liệu dạng số của dimension
Google Analytics dimensions and metrics

Ví dụ, dimension “Country" (Quốc gia) thể hiện địa điểm của một session. Và metric “Users” (Người dùng) thể hiện tổng số người dùng đã bắt đầu session ở một địa điểm cụ thể tại thời gian cụ thể. 

Bạn nên tập trung vào metric nào? 

Mỗi store đều khác nhau, và metric cho mỗi doanh nghiệp ecommerce sẽ thay đổi tuỳ vào mục tiêu bạn đặt ra. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng bạn nên thường xuyên kiểm tra những metric dưới đây:

Users (Người dùng)

Hãy để ý sự phát triển của tệp khách hàng bằng cách kiểm tra có bao nhiêu khách ghé trang của bạn. Người dùng có thể được chia thành “New" (Mới) và “Returning" (Quay lại): Người dùng mới là những khách ghé trang lần đầu tiên, và người dùng quay lại là những khách hàng đã quyết định quay lại store của bạn. 

So sánh 2 loại này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về độ duy trì khách hàng và bao nhiêu khách mới đã trở thành khách hàng thường xuyên.

  • Tìm ở đâu? Chọn Audience > Overview trên dashboard GA.

Conversion Rate (Tỉ lệ chuyển đổi)

Metric giá trị này thể hiện tỉ lệ phần trăm khách truy cập mua hàng từ store của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định mức độ thành công của tất cả những nguồn traffic (lượng truy cập) để tìm ra nguồn nào có hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, bạn có thể so sánh quảng cáo Facebook và Instagram để xem kênh nào mang tới nhiều doanh thu hơn.   

  • Tìm ở đâu? Conversions > Ecommerce ở bảng điều khiển phía bên trái của dashboard.

Bounce Rate (Tỉ lệ thoát)

Tỉ lệ phần trăm này thể hiện số lượng người ghé trang thoát sau khi xem một trang nào đó. Tỉ lệ này được tính bằng cách chia những session chỉ tới một trang với tổng số session, và con số này càng nhỏ thì càng tốt!

Bounce rate ổn rơi vào khoảng 20% tới 45%. Nhưng tất nhiên còn tuỳ thuộc vào cách sắp xếp store nữa đó. 

  • Tìm ở đâu? Dưới phần Acquisition > Overview or Behavior > Overview on Google Analytics.

Những metric khác cần lưu ý

Hãy dành thời gian khám phá tất cả metric của Google Analytics và quyết định metric nào phù hợp hơn với store của bạn. Dưới đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc:

  • Traffic sources (Nguồn truy cập)
  • Active Visitors (Khách ghé trang nhiều lần)
  • Top Pages (Trang hàng đầu)
  • Average pages per visit (Số trang truy cập trung bình mỗi lượt)
  • Average visitor duration (Thời gian trung bình của khách truy cập)

Danh sách những phương pháp tốt nhất

Tận dụng tối đa tài khoản GA nào!

Google Anaytics for ecommerce process

Liên kết Google Analytics với tài khoản Chip của bạn > Khám phá metric GA > Xác định KPIs > Tạo và theo dõi mục tiêu > Tối ưu!

Xác định vào theo dõi KPIs

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (Key Performance Indicators - KPIs) sẽ cho bạn thấy hiệu quả của store theo thời gian. Dựa trên hiệu quả hiện tại của bạn, hãy xác định mục tiêu kinh doanh và lập kế hoạch để đạt được chúng. Sử dụng mục tiêuecommerce tracking để theo dõi chuyển đổi của bạn. 

Lọc và tuỳ chỉnh dữ liệu

Xem dữ liệu thật dễ dàng bằng cách tạo dashboard và báo cáo tuỳ chỉnh:

  • Tạo dashboard mới: Tới bảng điều khiển ở bên trái, chọn Customization > Dashboard > Create > Chọn Blank Canvas hoặc Started Dashboard > Thêm tất cả những công cụ bạn muốn > Lưu lại. 
  • Tạo báo cáo tuỳ chỉnh: Chọn Customization > Custom Reports > New Custom Reports >  Đặt các thông số > Lưu lại.

Bạn có thể chia sẻ những thông tin này theo tuần, theo tháng hoặc khoảng thời gian tuỳ chỉnh. Chọn dashboard hoặc báo cáo > Chọn Share và điền các thông tin cũng như tần suất. Xong rồi đó! Chúng sẽ được gửi về email của bạn để theo dõi hiệu quả một cách dễ dàng.

Cứ tối ưu hoá đi

Phát triển store thôi nào! Sử dụng những thông tin giá trị từ Google Analytics và tìm hiểu cách xác định cơ hội hay lĩnh vực cần cải thiện để nâng store Chip của bạn lên một tầng cao mới. 

Bạn có thắc mắc chứ? Hãy chia sẻ trên group Facebook cộng đồng hoặc qua email sellersupport@chipchip.com của chúng tôi nhé.

magnifiercross linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram