Chip logo

Làm thế nào để xác định Customer Persona (chân dung khách hàng)

Thông thường, ngay sau khi tìm thấy thị trường ngách dropshipping hoàn hảo, bạn sẽ phải chuẩn bị ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo trả tiền, nhưng khoan đã!

Trước khi có những quyết định xa hơn, bạn nên xác định kỹ lưỡng chân dung khách hàng đã nhé. Hãy tiếp tục đọc, bạn sẽ tìm thấy điều bất ngờ đấy!

Customer Persona là gì?

Customer Persona hoặc buyer persona chính là đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên nhân khẩu học và doanh số bán hàng mà bạn thu thập được từ trước đến nay. Chúng hỗ trợ bạn định hướng các nỗ lực marketing tốt hơn và quyết định những sản phẩm mới bạn nên bán.

GIF of a middle-aged person who loves hiking, representing a buyer persona example.

Và quan trọng nhất chính là việc xác định customer persona sẽ cải thiện hầu hết các nỗ lực marketing, từ đó giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng đó!

Bạn cần bao nhiêu Buyer Persona?

Bạn nghĩ rằng bạn chỉ cần một buyer persona là đủ? Vậy là bạn đã lầm rồi đó!

Bất cứ doanh nghiệp nào đều có thể có nhiều customer persona khác nhau và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào niche và đối tượng mục tiêu của bạn.

Giả sử bạn đang bán các thiết bị công nghệ. Khách hàng mục tiêu cho những sản phẩm này có thể từ 40 - 60 tuổi, hoặc thanh thiếu niên. Và dĩ nhiên, nỗ lực marketing cho từng đối tượng sẽ không giống nhau. Đồng nghĩa, bạn cần xây dựng hai buyer persona khác nhau đấy.

Image with a teen, a middle-aged person, and a senior person representing three different customer personas for tech gadgets.

Bạn càng tiếp cận nhiều khách hàng khác nhau, thì bạn càng cần nhiều buyer persona hơn đó.

Các bước để xác định Customer Persona

  1. Thu thập thông tin nhân khẩu học

Để có thể xác định buyer persona chính xác nhất, bạn nên nghiên cứu và khảo sát chính khách hàng của bạn. Trường hợp không khả thi, bạn hãy tìm hiểu dữ liệu Google Analytics từ các lần bán hàng trước đó.

Dưới đây là những thông tin chính bạn cần:

  • Độ tuổi
  • Vị trí
  • Giới tính
  • Ngôn ngữ
  • Thói quen và sở thích
  • Thiết bị
  • Các kênh truyền thông xã hội được sử dụng
  1. Thấu hiểu customers motivation (động cơ khách hàng)

Nhân khẩu học chưa phải là tất cả. Hãy bắt đầu tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng nào. Nếu bạn có các bài đánh giá hoặc nhận xét trên mạng xã hội từ những người mua trước đây, bạn có thể biết được động cơ của họ từ những dữ liệu này đấy:

  • Trình độ giáo dục
  • Chuyên môn
  • Nhân tố thúc đẩy việc mua hàng?
  • Nhân tố ảnh hưởng quyết định mua hàng?
  • Các thách thức có thể đối mặt
  • Mục tiêu mua hàng

Nếu không có cách nào để có được thông tin này, bạn có thể nhờ bạn bè và gia đình hỗ trợ, nhưng hãy nhớ chỉ phỏng vấn những người có khả năng trở thành khách hàng mục tiêu của bạn thôi nhé!

  1. Đặt tên cho Customer Persona

Vậy là bạn đã có tất cả thông tin rồi đó, đã đến lúc tập hợp dữ liệu và đặt tên cho customer persona nào.

Sử dụng tên thông dụng và thêm "họ" liên quan đến đối tượng mục tiêu mà bạn đang tập trung cho persona này. Ví dụ: “Nguyen Tech Lover”.

Chip đã bật mí việc cần nhiều hơn một persona trước đó, bạn nhớ chứ? Hãy đặt tên vì chúng sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ tất cả các đối tượng mục tiêu đấy.

Ví dụ về Customer Persona

Chip biết rằng lý thuyết khó hơn thực hành, vì vậy hãy xem ví dụ về customer persona bên dưới nhé:

Graphic with a buyer persona example

Vậy là giờ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng persona của riêng mình rồi đó!

Tải xuống mẫu buyer persona miễn phí và bắt đầu đẩy mạnh doanh số bán hàng nào!

TẢI NGAY MẪU CUSTOMER PERSONA!

Get template now
magnifiercross linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram